Cúng tất niên là lễ cúng quan trọng, thuộc về phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa của người Việt. Nếu bạn đang lên kế hoạch chuẩn bị lễ cúng tất niên cho cái Tết sắp tới nhưng còn ít kinh nghiệm thì đừng lo lắng. Bài viết dưới đây Tiệc Sài Gòn sẽ cùng bạn tìm lời giải cho câu hỏi mâm cúng tất niên gồm những gì? Bạn hãy theo dõi bài viết để quá trình chuẩn bị mâm cúng tất niên của mình được chỉn chu, trọn vẹn hơn nhé.
Tổng quan thông tin về mâm cúng tất niên
Mâm cúng tất niên cần được gia chủ chuẩn bị với tấm lòng kính trọng. Các món ăn trong cỗ bàn không cần quá cầu kỳ, gia chủ có thể chuẩn bị món chay hoặc món mặn tùy vào tín ngưỡng, tài chính của mình. Khi chuẩn bị mâm cúng tất niên, gia chủ nên tụ tập cả đại gia đình để cùng nhau quây quần, thắp nén hương cho gia tiên tiền rổ, cùng nhau trò chuyện tổng kết lại một năm và thưởng thức các món ăn truyền thống sau khi cúng rồi cùng nhau đón khoảnh khắc giao thừa.
Mâm cúng tất niên gồm những gì cần thiết nhất?
Mâm cúng tất niên ở từng vùng miền sẽ có sự khác biệt, đặc trưng riêng của từng văn hóa cũng như phong tục ở khu vực đó. Tuy nhiêm điểm chung của 3 miền đó là chuẩn bị đủ:
Hương (nhang) và đèn
Hương (nhang) và đèn (nến) là 02 lễ vật cực kỳ quan trọng, nhất định gia chủ không thể thiếu khi chuẩn bị mâm cúng tất niên. Đây là 2 lễ vật đại diện cho sợi dây gắn kết giữa cõi âm và cõi dương. Do đó khi chuẩn bị mâm cúng tất niên, gia chủ cần đặt 02 cây đèn ở 02 bên bàn thờ (đại diện cho mặt trời và mặt trăng). Hương (nhang) cần sử dụng để khấn vái ông bà tổ tiên, khi hương tàn hết cũng là lúc cúng xong tất niên, gia chủ có thể hóa vàng, hạ mâm cúng xuống ăn uống cùng gia đình.
Xem thêm >>> Văn khấn cúng tất niên
Mâm ngũ quả
Bạn không biết mâm cúng tất niên gồm những gì thì câu trả lời chính xác đó là mâm ngũ quả (mâm bày 5 loại hoa quả). Đây là lễ vật không thể thiếu khi cúng tất niên vào ngày Tết. Gia chủ nên ưu tiên hoa quả tươi, thơm ngon, có màu sắc bắt mắt, tránh mua phải quả bị dập nát, hỏng (thối). Khi cúng nên đặt mâm ngũ quả ở bên cạnh bàn thờ, trái hoặc phải đều được, không được đặt ở giữa bàn thờ vì mâm sẽ che đi trục linh khí của bát hương.
Hoa tươi, giấy tiền vàng mã
Khi chuẩn bị mâm cúng gia tiên, gia chủ nên mua hoa tươi để cắm vào lọ hoa trưng trên bàn thờ. Đa phần mọi người sẽ sử dụng hoa cúc, tuy nhiên gia chủ có thể đổi sang loại hoa khác dựa theo tấm lòng thành của mình nếu kinh tế dư dả. Còn giấy tiền vàng mã là “món quà” mà con cháu muốn biếu cho gia tiên tiền tổ để mọi người sử dụng, chi tiêu.
Sự khác biệt của mâm cúng tất niên Bắc, Trung, Nam
Điểm chung của mâm cúng tất niên Bắc, Trung, Nam đó là mâm ngũ quả, hương hoa, đèn nến, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng và giấy tiền vàng mã. Tuy nhiên mâm cỗ thức ăn của từng vùng miền sẽ có sự khác biệt khi chuẩn bị. Dưới đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn mâm cúng tất niên của 3 miền để bạn dễ tham khảo:
Mâm cúng tất niên Miền Bắc
Người dân miền Bắc chuẩn bị mâm cúng tất niên thường có những món ăn quen thuộc như Xôi gấc, Bánh chưng nhân thịt, Canh móng giò hầm măng, Gà trống luộc nguyên con, Miến nấu lòng gà, Khoanh giò hoặc chả lụa, Dưa hành muối, Thịt đông, Nộm…
Mâm cúng tất niên Miền Trung
Còn mâm cúng tất niên của người dân miền Trung sẽ có một số món ăn truyền thống đặc trưng như Gà bóp rau răm, Giò lụa Huế, Thịt lợn luộc, Ram rán, Miến Huế, Măng khô ninh,…
Mâm cúng tất niên Miền Nam
Người dân miền Nam chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên thường ưu tiên những món ăn như Gỏi tôm thịt, Bánh tét, Thịt lợn luộc, Củ cải ngâm nước mắm, Canh măng nấu xương hoặc Canh khổ qua nhồi thịt, Giò chả, Thịt kho tàu…
Ý nghĩa tốt đẹp của mâm cúng tất niên
Nhìn chung thì mâm cơm cúng tất niên của từng gia đình sẽ có sự chuẩn bị khác biệt tùy theo vùng miền, thói quen sinh hoạt và khả năng tài chính của gia chủ. Điểm chung của mâm cúng tất niên đó là sự chuẩn bị thịnh soạn hơn ngày bình thường nhằm thể hiện lòng thành kính nhớ đến “cội nguồn” của gia chủ.
Mâm cơm này rất quan trọng, giúp gia chủ và người thân mời ông bà, tổ tiên về dùng bữa, cả nhà có thể cùng nhau tổng kết, nhìn lại một năm đã qua. Từ đó biết được mình đã làm được gì, chưa làm được gì, khép lại nỗi buồn để cùng nhau đón năm mới, sẵn sàng đón nhận nhiều may mắn, an lành.
Mong rằng sau khi đọc bài viết này, bạn đã có đáp án cho câu hỏi mâm cúng tất niên gồm những gì. Chúc bạn chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên tươm tất, trang trọng để tạ ơn ông bà tổ tiên, cùng người thân đón năm mới thật vui vẻ.