Trong buổi lễ quan trọng thì lời dẫn của MC thực sự rất quan trọng. Chính vì vậy mà ai đảm nhiệm vị trí này cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng nội dung. Trong bài viết dưới đây, Tiệc Sài Gòn sẽ nêu mẫu lời dẫn chương trình hội thảo cho mọi người cùng tham khảo.
Lợi ích khi sử dụng lời dẫn trong chương trình hội thảo
Trong hội thảo tổ chức của các công ty, đơn vị hiện nay hầu hết đều có MC sử dụng lời dẫn. Điều này thực tế đã mang lại lợi ích cho chương trình được diễn ra chuyên nghiệp hơn:
- Giới thiệu về chủ đề chính của hội thảo là gì, giúp cho người nghe có mặt trong hội trường, phòng họp nắm bắt để có thể phân tích, đánh giá, góp ý kiến
- Dẫn dắt các thứ tự diễn ra của buổi hội thảo cụ thể theo đúng quy trình, tạo sự chuyên nghiệp, tránh việc lộn xộn khó hiểu trong chương trình
- Giới thiệu các nhân vật, khách mời quan trọng của hội thảo, tạo sự quan tâm từ những người có mặt
- Lời dẫn chương trình hội thảo giữ vai trò tạo sự thống nhất cho chương trình và chuyển tiếp giữa các phần nội dung khác nhau
- Tạo không khí vui vẻ, khích lệ khán giả, tạo các màn giao lưu để không khí hội thảo không quá căng thẳng hay buồn chán
- Tạo những điểm nhấn trong chương trình, thay công ty tổ chức nói lời cảm ơn và có tiết mục gửi quà tri ân khách mời
Lợi ích khi sử dụng lời dẫn trong chương trình hội thảo
Bản mẫu lời dẫn trong chương trình hội thảo
Hội thảo là chương trình của các công ty, cơ quan, doanh nghiệp tổ chức. Với mục đích tập hợp, gửi lời mời tới những người đang chung mối quan tâm tới lĩnh vực, chủ đề nào đó. Thời gian, địa điểm, số lượng khách được quy định để tới tham gia chương trình như đã định.
Tùy vào từng đơn vị mà quy mô sẽ khác nhau, có thể mời MC dẫn chương trình. Và dưới đây sẽ nêu ra lời dẫn được sử dụng trong phạm vi buổi hội thảo chuyên nghiệp:
Lời dẫn khi khai mạc
Khi bắt đầu chương trình, MC sẽ ra chào toàn bộ quý khách có mặt trong buổi hội thảo. Sau đó, sẽ bắt đầu lời dẫn chương trình hội thảo của mình:
Xin chào các quý vị đại biểu và khách quý tới tham gia chương trình…. trong hôm nay. Mọi người cùng ổn định chỗ ngồi để chuẩn bị đón tiếp các tiết mục giải trí mở đầu.
Cảm ơn các nghệ sĩ đã đóng góp cho tiết mục nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Tiếp sau đây, chương trình hội thảo của công ty…. xin được phép diễn ra. Xin mời ông/bà…. lên sân khấu để tuyên bố khai mạc chương trình.
Lời dẫn chương trình hội thảo phần nội dung chính
Xin cám ơn ông/bà…. Chúng tôi mong chương trình hôm nay sẽ lắng nghe được đóng góp, chia sẻ của quý khách mời để công ty… có được thêm ý kiến xây dựng, phát triển hơn.
Tiếp sau đây xin mời quý vị cùng hướng lên màn hình để theo dõi video mà ban tổ chức chuẩn bị. Thông qua nội dung, quý vị đã nắm bắt được hoạt động, những vấn đề nổi bật và phương hướng của công ty thời gian tới. Sự hợp tác của quý vị sẽ giúp cho công ty có được sự thành công.
Lời dẫn cho nội dung của chương trình
Lời dẫn chương trình hội thảo khi kết thúc
Khép lại toàn bộ chương trình, chúng tôi đã chuẩn bị những món quà nhỏ để gửi tới quý vị như lời tri ân về buổi gặp mặt hôm nay. MC sẽ mời đại diện của khách mời lên sân khấu để phát biểu cảm nghĩ về hội thảo.
Chương trình hôm nay có sự góp mặt của đông đảo khách mời chính là vinh dự của công ty…. Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể mọi người đã dành thời gian lắng nghe, chia sẻ. Chúc mọi người có sức khỏe và thành công!
Xem thêm:
Lời dẫn kết thúc chương trình
Lời dẫn chương trình hội thảo tại đặt tiệc Sài Gòn
Khi dẫn chương trình hội thảo tại đặt tiệc Sài Gòn, tạo ra một trải nghiệm sâu lắng và ý nghĩa cho khách hàng là mục tiêu hàng đầu. Để đạt được điều này, dẫn chương trình cần:
- Nắm bắt tâm trạng và nhu cầu: Hiểu rõ đối tượng khách hàng, nắm bắt nhu cầu và mong muốn của họ trong hội thảo. Tạo ra một chương trình linh hoạt và phong phú để đáp ứng những mong đợi này.
- Tạo sự kết nối: Thiết lập một môi trường giao lưu và tương tác, tạo cơ hội cho khách hàng kết nối với nhau và với các diễn giả. Thúc đẩy sự trao đổi ý kiến và kinh nghiệm giữa các thành viên tham dự.
- Cung cấp kiến thức giá trị: Truyền đạt thông tin chuyên môn và kiến thức thực tiễn, mang lại giá trị hữu ích và áp dụng được cho công việc và cuộc sống của khách hàng.
- Tạo ấn tượng: Sử dụng kỹ thuật dẫn chương trình chuyên nghiệp và sáng tạo để tạo ra một trải nghiệm đáng nhớ và ấn tượng cho khách hàng. Sử dụng các phương tiện trực quan, câu chuyện kể và các hoạt động tương tác để kích thích sự tò mò và sự quan tâm của khán giả.
- Tạo cảm xúc: Kỹ năng giao tiếp ấn tượng và động viên, khơi dậy cảm xúc và sự đam mê trong khách hàng, giúp họ cảm thấy được quan tâm và động viên trong quá trình tham dự hội thảo.
>>> Xem thêm:
Chú ý điều gì khi viết lời dẫn cho chương trình hội thảo?
Viết lời dẫn chương trình hội thảo tùy vào quy mô, yêu cầu và chủ đề để xây dựng cho phù hợp. Nếu bạn đang chuẩn bị thực hiện nội dung này thì cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Viết thật chi tiết lời dẫn và sắp xếp đan xen với các sự kiện, tiết mục, lời phát biểu của các nhân vật trong buổi lễ
- Nắn nót trong câu chữ làm sao phù hợp nhất với không khí hội thảo
- Vạch ra được các đầu mục quan trọng để không bị sót ý
- Nội dung cô đọng, có sự liên quan với nhau, khi nghe tạo được sự lôi cuốn và chuyên nghiệp
- Viết lại xong nên đọc lại nhiều lần để chỉnh sửa được bản hoàn chỉnh nhất
- Câu văn sử dụng phải mạch lạc, dứt khoát, không nghe quá lan man khiến khách mời không hiểu được nội dung quan trọng
- Thể hiện sự tôn trọng với công ty, khách mời, nên đưa tên nhân vật nổi bật vào trong lời dẫn
- Chú ý về thời gian dẫn vừa đủ, không được quá ngắn hay quá dài trong lời dẫn chương trình hội thảo
Chú ý khi làm lời dẫn hội thảo
Thông tin trên bài viết Tiệc Sài Gòn đã nêu ra mẫu lời dẫn chương trình hội thảo cơ bản sử dụng cho các công ty. Nếu bạn chuẩn bị thực hiện có thể tham khảo và thêm nội dung, các mục quan trọng để phù hợp hơn với buổi hội thảo mình được dẫn.